Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Lộ diện 'nhà giàu' bất động sản trên sàn chứng khoán

Năm 2010, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn đua nhau niêm yết ở sàn TP HCM, Hà Nội. Những doanh nghiệp này cũng "cung cấp" nhiều doanh nhân có giá trị tài sản lớn trên sàn chứng khoán.
> 'Nên mở rộng bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán'

Mặc dù chưa thể vực dậy sau cuộc khủng hoảng kéo dài năm 2008-2009, năm 2010 đã mở ra cuộc đua mới của doanh nghiệp bất động sản. Trong bối cảnh nhà đất trầm lắng, chứng khoán tuột dốc, lãi suất tăng, huy động vốn đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp địa ốc vẫn thi nhau lên sàn.
Theo các chuyên gia địa ốc, đây là cơn lốc chứng khoán hóa bất động sản, và có khuynh hướng gia tăng trong năm 2011. Điều này dẫn đến hệ quả là danh những người giàu trên sàn chứng khoán có thêm nhiều doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc.
Theo thống kê của VnExpress.net, trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm 2010, có 36 VIP thuộc 14 công ty bất động sản, với tổng tài sản hơn 56.000 tỷ đồng. Ở cả hai sàn chứng khoán TP HCM và Hà Nội có trên 180 doanh nghiệp niêm yết mới vào năm 2010. Trong số đó, công ty nhóm ngành bất động sản chiếm khoảng một phần tư số doanh nghiệp mới chào sàn, tức hơn 30 doanh nghiệp (toàn thị trường có khoảng 60 công ty bất động sản đang niêm yết).
Một số cổ phiếu ngành này khi mới chào sàn còn trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và nhanh chóng có mặt trong top 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong hơn 30 doanh nghiệp địa ốc lên sàn chứng khoán năm 2010, có 20% đơn vị bất động sản có ngành kinh doanh lõi là một lĩnh vực khác.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal) được trao chứng nhận niêm yết sàn chứng khoán Hà Nội năm 2010. Ảnh: H.T.
Niêm yết tại sàn Hà Nội vào quý III, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) Đặng Hồng Anh là "nhà giàu" bất động sản thuộc diện này. Ông cho rằng, hiện nay niêm yết lên sàn chứng khoán đang nằm trong kế hoạch dài hơi của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm địa ốc. Đây không chỉ là động thái mở rộng kênh huy động vốn mà còn là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu, minh bạch tài chính và pháp lý để kêu gọi sự ủng hộ toàn diện của cổ đông. Động lực vượt khó của doanh nghiệp bất động sản cũng trở nên mạnh mẽ hơn nhờ lên sàn.
Chủ tịch Sacomreal cho rằng, sở dĩ nhóm VIP bất động sản năm 2010 tăng đột biến so với các năm trước vì cuộc khủng hoảng đã trải qua những chặng cam go và ít nhiều doanh nghiệp có niềm tin 2010 là giai đoạn bản lề đánh dấu sự chuyển biến tích cực.
Theo ông Đặng Hồng Anh, những VIP mới lên sàn không phải là những nhân vật lạ. Họ đều là lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản có nhiều năm hoạt động trên thị trường và chỉ lộ diện khi khối tài sản bằng cổ phiếu được công khai. "Thực tế Việt Nam vẫn còn nhiều VIP chưa xuất hiện vì doanh nghiệp của họ chưa lên sàn", vị lãnh đạo Sacomreal nhận định.
Phối cảnh dự án bất động sản do công ty Quốc Cường Gia Lai (lên sàn năm 2010) làm chủ đầu tư. Ảnh: C.C.
Niêm yết vào quý I/2010, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Việt Nam Trần Văn Thành chia sẻ với VnExpress.net: "Sở dĩ năm 2010 có nhiều doanh nghiệp địa ốc lên sàn vì thiếu vốn. Do khủng hoảng kéo dài chưa biết điểm dừng, việc huy động vốn thông qua kênh chứng khoán trở nên đầy tiềm năng. Thế nhưng thực tế không dễ dàng".
Theo ông Thành, việc huy động vốn hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn vì khi chứng khoán bị suy giảm, bản thân thị trường này cũng thiếu vốn. Tuy nhiên, hiệu quả của việc niêm yết trên sàn chứng khoán là công ty địa ốc minh bạch tài chính, khách hàng có lòng tin với doanh nghiệp hơn. Điều này sẽ thúc đẩy các dự án được chuẩn bị, chọn thời điểm thực hiện tốt hơn trước đây.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa phân tích: "Thị trường chứng khoán 2010 đang trở về giá trị thật, phản ánh đúng thực lực của doanh nghiệp. Dù các công ty địa ốc niêm yết khó huy động vốn nhưng cấu trúc vốn của họ đang được cơ cấu lại một cách tích cực".
Theo đó, doanh nghiệp có ngành lõi không phải là bất động sản sẽ tập trung vào giá trị lõi nhiều hơn thay vì loay hoay với ngành phụ là các dự án giẫm chân tại chỗ và chôn vốn. Doanh nghiệp địa ốc lên sàn trong giai đoạn 2010 thiệt thòi vì giá cổ phiếu rẻ nhưng là xu hướng tốt vì hiệu quả của đồng vốn sẽ được cân đong đo đếm kỹ càng hơn. "Cuối cùng giá tiền mà nhà đầu tư trả cho mỗi cổ phiếu là gì? Câu trả lời đó phải là thực lực của doanh nghiệp bất động sản, dựa trên tính khả thi của các dự án. Đó cũng là động lực để doanh nghiệp vượt khó", ông nói.
Một số cổ phiếu bất động sản ngay khi mới lên sàn đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Ảnh: B.H.
Trong khi đó, Trưởng khoa quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP HCM, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phản biện: "Do các doanh nghiệp bất động sản rơi vào thế kẹt, không thể làm khác hơn nên họ mới ồ ạt lên sàn".
Ông Dương cho rằng, việc huy động vốn bị Thông tư 13, 19, 69 và 71 chặn lại khiến dự án bất động sản không có tiền triển khai tiếp, hoặc xây xong nhưng chưa bán được. Nguồn vốn lưu động vì thế tạm thời bị đóng băng.
Trong bối cảnh nhu cầu vốn kinh doanh quá lớn, kênh cung ứng chủ yếu là ngân hàng chỉ đáp ứng được một phần, doanh nghiệp buộc phải xoay sở theo hướng khác. Nhiều đơn vị giải bài toán này bằng cách niêm yết mới hoặc phát hành thêm, thậm chí phát hành ra nước ngoài, bất kể việc này có thành công hay không vẫn phải thử. Kết quả, hàng loạt doanh nghiệp, trong đó có công ty bất động sản thi nhau tìm vốn từ kênh chứng khoán, mặc dù thị trường năm nay kém sôi động, sóng yếu và ngắn.
Ông Dương cho biết, trong bối cảnh như vậy, chỉ những doanh nghiệp thực sự mạnh, có tiềm năng mới phát hành cổ phiếu, trái phiếu thành công. "Vì tình hình kinh tế năm 2011 vẫn còn khó khăn nên tình trạng doanh nghiệp coi kênh huy động vốn từ chứng khoán như phao cứu sinh sẽ còn tiếp diễn", ông nhận định.

Hà Hồ 'khoe tất cả'

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà dường như đã "khoe" tất cả trong liveshow của mình khi hát tới gần 20 ca khúc trong tiếng reo hò, cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ.
Tối qua 30/12, nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP.HCM dường như nổ tung bởi những tiếng reo hò, cổ vũ của người hâm mộ. 4. 000 khán giả có mặt tại đây để thưởng thức đêm nhạc 'Hồ Ngọc Hà - Tìm lại giấc mơ" đã không ngừng reo hò trong suốt 2 tiếng đồng hồ diễn ra chương trình. Hiếm thấy một đêm diễn nào khán giả lại sôi nổi, hào hứng, cuồng nhiệt đến vậy.

Mặc dù, 20h00 chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ chiều tối, rất đông khán giả đã đến xếp hàng để chọn cho mình một chỗ xem thuận lợi nhất bên trong sân khấu. Đến sát giờ diễn, khán phòng nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã chật kín người, không còn một ghế trống.

Đúng 20h00, nhân vật chính xuất hiện rạng rỡ và lộng lẫy trong chiếc váy tím, mở màn cho bữa tiệc âm nhạc hoành tráng của mình bằng ca khúc chủ đề của chương trình – Tìm lại giấc mơ. Không khí chương trình bắt đầu sôi động khi ngay sau đó một vũ công bước lên sân khấu và xé phần đuôi váy dài của Hồ Ngọc Hà cùng cô biểu diễn bài Xin hãy thứ tha. Khán giả hô vang tên cô không ngừng nghỉ và hòa giọng cùng ca sĩ xinh đẹp này mỗi khi cô hướng micro về phía khán giả.

Sau đó, Hồ Ngọc Hà lần lượt trình diễn những bài hit khác của mình như: Vẫn trong đợi chờ, Thêm một lần vỡ tan, Cố xóa hết, Thức tỉnh, Giấu nước mắt… cùng nhiều ca khúc mới. Những ca khúc hit được Hồ Ngọc Hà thể hiện lại theo nhiều phong cách khác nhau, đem đến cho khán giả những cảm xúc mới mẻ, bất ngờ. Những tiết mục hát live kết hợp với khá nhiều vũ đạo đã mang đến một không khí cực kì sôi động cho đêm nhạc.

Đặc biệt, thành công của đêm nhạc còn là sự kết hợp rất ăn ý của Hà Hồ với các nam ca sĩ "đỉnh" nhất của làng nhạc Việt hiện nay. Đó là sự tình tứ, đầy xúc cảm với Tuấn Hưng trong Yêu thương mong manh, cảm xúc cùng Thanh Bùi trong Lặng thầm một tình yêu, da diết với Hà Anh Tuấn trong Lạnh lùng như thế, cuồng nhiệt cùng nhóm V.Music trong Cơn mưa chiều nay và cháy hết mình với Đan Trường trong liên khúc top hits của cả hai...

Cùng thưởng thức những hình ảnh ấn tượng của Hồ Ngọc Hà trong đêm nhạc:


Hồ Ngọc Hà mở màn chương trình với "Tìm lại giấc mơ" (Ảnh: Ngôi sao)


Hồ Ngọc Hà “đốt cháy” sân khấu ngay những phút đầu tiên với Xin hãy thứ tha (Ảnh: Ngôi sao)


Kết hợp ăn ý với Noo Phước Thịnh qua ca khúc Thêm một lần vỡ tan (Ảnh: kênh 14)


Diễn chung với người bạn nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận (Ảnh: kênh 14)


Hết mình với Quang Vinh (Ảnh: kênh 14)


Da diết cùng Hà Anh Tuấn (Ảnh: kênh 14)


Tình tứ với Tuấn Hưng (Ảnh: kênh 14)


Cuồng nhiệt cùng V.Music trong ca khúc Cơn mưa chiều nay (Ảnh: kênh 14)


Tình cảm với Thanh Bùi trong Lặng thầm một tình yêu (Ảnh: kênh 14)


Kết hợp thật ấn tượng với Đan Trường (Ảnh: kênh 14)

Người giàu thứ 5 sàn chứng khoán coi trọng chuyện gia đình

Cuộc sống thương trường đầy khắc nghiệt nhưng ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bất động sản Phát Đạt vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống của người con xứ Quảng dành cho gia đình.
> Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2010> Chủ tịch Nhà Thủ Đức: 'Tôi không phải người giàu'

Dù công việc có bận bịu cỡ nào, cứ đến ngày mùng 2 Tết, vị Chủ tịch của Công ty địa ốc Phát Đạt đều đưa vợ và các con về quây quần bên mâm cỗ gia tiên với bố mẹ nơi quê nhà Quảng Ngãi. Và trong những ngày này, ông không bao giờ đi viếng thăm hoặc tiếp khách vì công việc mà dành toàn bộ thời gian cho việc sum họp gia đình, trò chuyện với bố mẹ già và anh chị em trong nhà.
Ông chủ Phát Đạt luôn rạch ròi giữa công việc và gia đình. Ảnh: NVCC
Sinh năm 1970 trong một gia đình 8 anh chị em, ông chủ Phát Đạt không được học đại học, dù từ lớp 1 đến 12 ông Đạt đều là học sinh trường chuyên. Khi học xong 12, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời ghế nhà trường và theo bố mẹ kinh doanh. Năm 1992 ông mới lập công ty riêng. Ông Đạt tâm sự, dù không có được kiến thức từ trường lớp nhiều, nhưng bù lại ông có được nhiều kiến thức từ trường đời. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp ông thành công.
Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, công việc bù đầu, thách thức lớn nhưng người giàu thứ 5 sàn chứng khoán Việt năm 2010 luôn có một quy tắc rất rạch ròi giữa công việc và gia đình. Cứ sau 7h tối, bước ra khỏi cơ quan, ông sẽ tắt điện thoại di động, gác lại toàn bộ công việc qua một bên. Và đây là lúc ông dành thời gian riêng cho tổ ấm nhỏ của mình như dùng cơm tối, xem tivi, trò chuyện cùng vợ con...
"Duy trì bữa cơm tối trong gia đình là điều rất cần thiết để tạo sự gắn kết và quan tâm giữa các thành viên trong nhà. Nên dù có bận công việc gì, tôi đều thu xếp về nhà trước 7h để dùng cơm tối với vợ con", ông chia sẻ.
Ngoài ra, để giảm stress trong công việc, golf là một môn thể thao yêu thích của ông. Mỗi tuần, ông thường dành nguyên hai ngày để chơi gofl, và một khi đã bước vào sân chơi thì công việc sẽ được gác lại.
Chơi golf là sở thích của ông chủ Phát Đạt. Ảnh: NVCC
Việc ông chủ của Địa ốc Phát Đạt dành nhiều thời gian cho gia đình và giải trí mà vẫn điều hành công ty rất thành công khiến không ít người thắc mắc. Vị Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Phát Đạt lý giải: "Người điều hành giỏi không nhất thiết phải tự ôm đồm công việc mà biết phân công hợp lý cho cấp dưới làm".
Bắt đầu niêm yết hơn 130 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ tháng 7/2010, đến cuối năm, vốn hóa của công ty đạt hơn 4.400 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần sở hữu của ông Đạt lên tới 2.611 tỷ đồng, giúp ông giành vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán. Năm 2010, lợi nhuận của Công ty Phát Đạt là hơn 400 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành công về kết quả kinh doanh của Phát Đạt, hoạt động từ thiện đã trở thành văn hóa của công ty, thậm chí trở thành chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm. Ông Đạt cho rằng, một doanh nghiệp thành công không chỉ nghĩ đến đời sống của cán bộ nhân viên mà còn phải gắn với trách nhiệm xã hội như làm từ thiện, tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Đây cũng là lý do ông và công ty muốn chia sẻ một phần lợi nhuận kiếm được với cộng đồng.
Với những thanh niên, sinh viên muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh, ông chủ của Phát Đạt đưa ra lời khuyên, quan trọng nhất là trải nghiệm để thu thập thật nhiều kinh nghiệm cuộc sống trước khi muốn làm chủ. "Làm công nhưng mình luôn có tâm niệm như đang làm chủ, như vậy mới không bị vấp ngã khi bước vào kinh doanh. 90% sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm mà mở công ty thường bị thất bại", anh nói.

Ca sĩ Lệ Quyên lên xe hoa đúng "ngày tứ quý"

(VietNamNet)- Ca sĩ Lệ Quyên đã tận dụng "ngày tứ quý 1" để lên xe hoa cùng ông chủ phòng trà Không tên. Đám cưới của cô ca sĩ nổi tiếng này diễn ra khi cô đang mang bầu em bé 6 tháng. Ca sĩ Hồ Ngọc Hà sánh vai cùng Cường Đô La, Minh Quân,  vợ chồng Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh, Đàm Vĩnh Hưng, Vũ Thu Phương... đã đến chia vui cùng cô dâu chú rể.










100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010 Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010 Top 100 người giàu trên TTCK Việt Nam 2010 do VnExpress.net công bố chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của các doanh nhân ngành bất động sản, trong đó ông chủ VINGROUP Phạm Nhật Vượng vươn lên dẫn đầu với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng. > Top 100 người giàu 2010 > VN có 450 triệu phú chứng khoán > Top 100 2009 Vào lúc đóng cửa giao dịch trưa nay, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, hơn 153 triệu cổ phiếu VIC và 19,8 triệu cổ phiếu VPL ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu có tổng giá trị 15.800 tỷ đồng, tăng gần 7.000 tỷ đồng so với năm ngoái, giúp vị doanh nhân trẻ của Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VINGROUP) lần đầu tiên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, theo công bố của VnExpress. Sinh năm 1968, ông Phạm Nhật Vượng được biết đến từ 10 năm nay gắn liền với tên tuổi của Technocom, tập đoàn sản xuất đồ ăn nhanh hàng đầu tại Ukraine. Đầu những năm 2000, ông đầu tư về Việt Nam, lập một số công ty kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch, trong đó có Vincom và Vinpearl (mã chứng khoán VIC và VPL). Tập đoàn Technocom cũng được đổi tên thành VINGROUP và chuyển về đóng trụ sở tại Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp Khi Vincom niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM năm 2007, ông Vượng nhanh chóng giành vị trí số 2 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố cùng năm và duy trì thứ hạng này hai năm liên tiếp sau đó, nhờ tài sản đều đặn tăng gần gấp đôi sau mỗi năm. Trong năm 2010, cả hai công ty Vincom và Vinpearl đều thực hiện nhiều đợt phát hành thêm và niêm yết bổ sung cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị số cổ phiếu ông Vượng cũng như nhiều cổ đông lớn của Vincom và Vinpearl đang nắm giữ không những không bị "pha loãng" mà vẫn gia tăng đáng kể. Vợ ông Vượng, bà Phạm Thu Hương cũng lần đầu tiên bứt phá lên dẫn đầu danh sách 50 phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2010, với số tài sản hơn 2.340 tỷ đồng. # VN có 450 triệu phú chứng khoán # Top 100 người giàu 2010 # Top 100 2009 Vị trí thứ hai trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm nay thuộc về Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức, ông bầu nổi tiếng trong làng bóng đá Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2010 đang theo đuổi chiến lược huy động vốn mới, nhắm tới các nhà đầu tư nước ngoài và bảo toàn giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Số lượng cũng như giá trị cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ tăng 400 tỷ đồng so với năm ngoái, cho dù thị trường chứng khoán đi xuống. Chốt phiên giao dịch 31/12, 147 triệu cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ có giá trị gần 11.900 tỷ đồng. Ông Đức đã dẫn đầu Top 100 hai năm liên tiếp 2008 và 2009. Hai vị trí 3 và 4 trong Top 5 không thay đổi so với năm ngoái, lần lượt thuộc về ông Đặng Thành Tâm của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và ông Trần Đình Long đến từ Tập đoàn Thép Hòa Phát. Ông Tâm đang sở hữu cổ phiếu ở 4 doanh nghiệp khác nhau với tổng giá trị hơn 5.180 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với năm ngoái. Trong khi đó, số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm giữ có giá hơn 2.960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm ngoái. Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt. Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt. Điểm nhấn của danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010 do VnExpress.net công bố chính là sự soán ngôi của các đại gia bất động sản mới nổi. Trong đó phải kể tới trường hợp ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Từ tháng 7/2010, Phát Đạt bắt đầu niêm yết hơn 130 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Đến cuối năm, vốn hóa của công ty đạt hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó riêng phần sở hữu của ông Đạt lên tới 2.611 tỷ đồng, giúp ông giành vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán. Người đứng cuối cùng trong Top 100 năm nay có tài sản hơn 145 tỷ đồng, trong khi vị trí này năm ngoái là 123 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường có hơn 150 người sở hữu trên 100 tỷ đồng, trong đó gần 40 người sở hữu trên 500 tỷ đồng, 14 người sở hữu trên 1.000 tỷ đồng. Quy theo đồng đôla Mỹ, Việt Nam hiện có 450 triệu phú chứng khoán. Trong đó 8 người có tài sản trên 100 triệu USD. Gia đình ông Phạm Nhật Vượng trở thành gia đình tỷ phú đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với số tài sản hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. Cùng với ông Đạt, Top 100 còn có sự góp mặt gần 40 thành viên đến từ 20 công ty bất động sản khác nhau, với những tên tuổi đình đám trong giới như ông Hà Văn Thắm (Tập đoàn Đại Dương), bà Nguyễn Thị Như Loan (Công ty Quốc Cường Gia Lai), ông Trương Anh Tuấn (Công ty Hoàng Quân), ông Lương Trí Thìn (Công ty Địa ốc Đất Xanh). Tài sản của 40 đại gia này lên tới hơn 50.000 tỷ đồng, giúp bất động sản là ngành chiếm ưu thế trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay, bỏ xa nhiều ngành nghề khác như thép, ngân hàng, thực phẩm và công nghệ thông tin. Thị trường chứng khoán 2010 vẫn chưa tìm được điểm tựa vững chắc để bật dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tài sản bằng cổ phiếu của hơn một nửa thành viên trong danh sách 100 người giàu, vì thế, đều sa sút so với năm ngoái. Những trường hợp giàu lên chủ yếu đều do gia tăng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu trong công ty hoặc có thêm cổ phiếu ở các công ty niêm yết mới. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh chưa hết khó khăn, hàng loạt cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát của cả hai sàn chứng khoán Hà Nội, TP HCM. Nhiều cổ đông lớn của các công ty, vì nhiều lý do khác nhau đã bán bớt cổ phiếu, thậm chí rút lui hoàn toàn khỏi hội đồng quản trị cũng như ban điều hành doanh nghiệp. Theo thống kê của VnExpress, hơn 30 người giàu của năm 2009 đã phải nói lời chia tay với Top 100 năm nay. Riêng trường hợp ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông bị loại khỏi danh sách do vi phạm pháp luật. Trong bảng thống kê 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010, VnExpress.net bổ sung 2 thông tin như ngành nghề, P/E, nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về tài sản của các nhân vật. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, Vn-Index - hàn thử biểu của sàn TP HCM chốt ở mức 484,66 điểm, giảm gần 3% so với cuối năm ngoái. Chỉ số của sàn Hà Nội - HNX-Index còn giảm mạnh hơn, tới 30%, chốt tại 114,24 điểm. Năm 2009, danh sách 100 người giàu nhất được xây dựng dựa trên thông tin công bố công khai của gần 5.600 cá nhân là cổ đông nội bộ và người có liên quan thuộc 420 doanh nghiệp trong tổng số 459 công ty niêm yết trên sàn. Tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày 31/12/2009) của các cá nhân này đạt hơn 90.000 tỷ đồng. Trong đó 100 người giàu nhất nắm giữ 75.000 tỷ đồng. 2010 là năm thứ năm liên tiếp VnExpress.net điều tra, thống kê và công bố danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán, dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty đang niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP HCM. Từ năm nay, việc xây dựng dữ liệu bắt đầu được hỗ trợ bởi VNDIRECT, Công ty Chứng khoán uy tín có thị phần môi giới lớn hàng đầu Việt Nam. Tính chung toàn thị trường chứng khoán niêm yết Việt Nam hiện có gần 11.000 cổ đông thuộc diện công bố thông tin. Đây cũng chính là đối tượng chính để VnExpress.net theo dõi, thống kê tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và lập ra danh sách 100 người giàu nhất năm 2010. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của 11.000 cổ đông này tương đương 114.000 tỷ đồng, trong đó 100 người giàu nhất sở hữu gần 86.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm ngoái, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của nhiều thành viên đến từ các công ty mới niêm yết trong năm. Riêng 10 người giàu nhất nắm giữ gần 48.500 tỷ đồng cổ phiếu ở 14 công ty khác nhau. Tiếp sau Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2010, VnExpress.net sẽ công bố các danh sách 50 phụ nữ giàu nhất và 30 gia đình giàu nhất. 10 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010 Thứ hạng Họ và Tên Tài sản (tỷ đồng) 1 Phạm Nhật Vượng 15.775 2 Đoàn Nguyên Đức 11.879 3 Đặng Thành Tâm 5.180 4 Trần Đình Long 2.962 5 Nguyễn Văn Đạt 2.611 6 Phạm Thu Hương 2.341 7 Đặng Thị Hoàng Yến 2.046 8 Hà Văn Thắm

Top 100 người giàu trên TTCK Việt Nam 2010 do VnExpress.net công bố chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của các doanh nhân ngành bất động sản, trong đó ông chủ VINGROUP Phạm Nhật Vượng vươn lên dẫn đầu với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng.
> Top 100 người giàu 2010
> VN có 450 triệu phú chứng khoán
> Top 100 2009

Vào lúc đóng cửa giao dịch trưa nay, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, hơn 153 triệu cổ phiếu VIC và 19,8 triệu cổ phiếu VPL ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu có tổng giá trị 15.800 tỷ đồng, tăng gần 7.000 tỷ đồng so với năm ngoái, giúp vị doanh nhân trẻ của Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VINGROUP) lần đầu tiên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, theo công bố của VnExpress.
Sinh năm 1968, ông Phạm Nhật Vượng được biết đến từ 10 năm nay gắn liền với tên tuổi của Technocom, tập đoàn sản xuất đồ ăn nhanh hàng đầu tại Ukraine. Đầu những năm 2000, ông đầu tư về Việt Nam, lập một số công ty kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch, trong đó có Vincom và Vinpearl (mã chứng khoán VIC và VPL). Tập đoàn Technocom cũng được đổi tên thành VINGROUP và chuyển về đóng trụ sở tại Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp
Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp
Khi Vincom niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM năm 2007, ông Vượng nhanh chóng giành vị trí số 2 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố cùng năm và duy trì thứ hạng này hai năm liên tiếp sau đó, nhờ tài sản đều đặn tăng gần gấp đôi sau mỗi năm.
Trong năm 2010, cả hai công ty Vincom và Vinpearl đều thực hiện nhiều đợt phát hành thêm và niêm yết bổ sung cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị số cổ phiếu ông Vượng cũng như nhiều cổ đông lớn của Vincom và Vinpearl đang nắm giữ không những không bị "pha loãng" mà vẫn gia tăng đáng kể. Vợ ông Vượng, bà Phạm Thu Hương cũng lần đầu tiên bứt phá lên dẫn đầu danh sách 50 phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2010, với số tài sản hơn 2.340 tỷ đồng.
Vị trí thứ hai trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm nay thuộc về Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức, ông bầu nổi tiếng trong làng bóng đá Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2010 đang theo đuổi chiến lược huy động vốn mới, nhắm tới các nhà đầu tư nước ngoài và bảo toàn giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Số lượng cũng như giá trị cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ tăng 400 tỷ đồng so với năm ngoái, cho dù thị trường chứng khoán đi xuống. Chốt phiên giao dịch 31/12, 147 triệu cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ có giá trị gần 11.900 tỷ đồng. Ông Đức đã dẫn đầu Top 100 hai năm liên tiếp 2008 và 2009.
Hai vị trí 3 và 4 trong Top 5 không thay đổi so với năm ngoái, lần lượt thuộc về ông Đặng Thành Tâm của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và ông Trần Đình Long đến từ Tập đoàn Thép Hòa Phát. Ông Tâm đang sở hữu cổ phiếu ở 4 doanh nghiệp khác nhau với tổng giá trị hơn 5.180 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với năm ngoái. Trong khi đó, số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm giữ có giá hơn 2.960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt.
Điểm nhấn của danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010 do VnExpress.net công bố chính là sự soán ngôi của các đại gia bất động sản mới nổi. Trong đó phải kể tới trường hợp ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Từ tháng 7/2010, Phát Đạt bắt đầu niêm yết hơn 130 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Đến cuối năm, vốn hóa của công ty đạt hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó riêng phần sở hữu của ông Đạt lên tới 2.611 tỷ đồng, giúp ông giành vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Cùng với ông Đạt, Top 100 còn có sự góp mặt gần 40 thành viên đến từ 20 công ty bất động sản khác nhau, với những tên tuổi đình đám trong giới như ông Hà Văn Thắm (Tập đoàn Đại Dương), bà Nguyễn Thị Như Loan (Công ty Quốc Cường Gia Lai), ông Trương Anh Tuấn (Công ty Hoàng Quân), ông Lương Trí Thìn (Công ty Địa ốc Đất Xanh).
Tài sản của 40 đại gia này lên tới hơn 50.000 tỷ đồng, giúp bất động sản là ngành chiếm ưu thế trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay, bỏ xa nhiều ngành nghề khác như thép, ngân hàng, thực phẩm và công nghệ thông tin.
Thị trường chứng khoán 2010 vẫn chưa tìm được điểm tựa vững chắc để bật dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tài sản bằng cổ phiếu của hơn một nửa thành viên trong danh sách 100 người giàu, vì thế, đều sa sút so với năm ngoái. Những trường hợp giàu lên chủ yếu đều do gia tăng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu trong công ty hoặc có thêm cổ phiếu ở các công ty niêm yết mới.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh chưa hết khó khăn, hàng loạt cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát của cả hai sàn chứng khoán Hà Nội, TP HCM. Nhiều cổ đông lớn của các công ty, vì nhiều lý do khác nhau đã bán bớt cổ phiếu, thậm chí rút lui hoàn toàn khỏi hội đồng quản trị cũng như ban điều hành doanh nghiệp. Theo thống kê của VnExpress, hơn 30 người giàu của năm 2009 đã phải nói lời chia tay với Top 100 năm nay. Riêng trường hợp ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông bị loại khỏi danh sách do vi phạm pháp luật.
2010 là năm thứ năm liên tiếp VnExpress.net điều tra, thống kê và công bố danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán, dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty đang niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP HCM. Từ năm nay, việc xây dựng dữ liệu bắt đầu được hỗ trợ bởi VNDIRECT, Công ty Chứng khoán uy tín có thị phần môi giới lớn hàng đầu Việt Nam.
Tính chung toàn thị trường chứng khoán niêm yết Việt Nam hiện có gần 11.000 cổ đông thuộc diện công bố thông tin. Đây cũng chính là đối tượng chính để VnExpress.net theo dõi, thống kê tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và lập ra danh sách 100 người giàu nhất năm 2010. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của 11.000 cổ đông này tương đương 114.000 tỷ đồng, trong đó 100 người giàu nhất sở hữu gần 86.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm ngoái, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của nhiều thành viên đến từ các công ty mới niêm yết trong năm. Riêng 10 người giàu nhất nắm giữ gần 48.500 tỷ đồng cổ phiếu ở 14 công ty khác nhau.
Tiếp sau Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2010, VnExpress.net sẽ công bố các danh sách 50 phụ nữ giàu nhất và 30 gia đình giàu nhất.
10 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010

10 dự án bất động sản đình đám nhất năm 2010


Những dự án có số vốn khổng lồ lên đến hàng tỷ đôla cùng với các công trình cao nhất nhì Việt Nam được công bố thu hút sự quan tâm của dự luận trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm.
>Đại gia địa ốc chạy đua xây nhà chọc trời

VnExpress.net điểm lại 10 dự án nổi bật nhất trong năm 2010.

1. Resort 4,5 tỷ USD tại Ninh Thuận

Dự án Khu du lịch tổng hợp cao cấp Mũi Dinh, tỉnh Ninh Thuận được xếp vào hàng khủng khi số vốn đầu tư lên tới 4,5 tỷ USD. Dự án gồm các hạng mục nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, giải trí tổng hợp quy mô lớn, khu công trình công ích... Đặc biệt khu du lịch này còn có sân golf Mũi Dinh thuộc danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Dự án được triển khai trên diện tích 1.500 ha, do Công ty Polo Beach International Limited (Hong Kong) làm chủ đầu tư. Các hồ sơ xác nhận năng lực tài chính của chủ đầu tư đã được gửi đến Bộ Xây dựng xem xét.
Bộ Xây dựng đánh giá, trước mắt nên xem xét cho phép nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư cho diện tích 700 ha đất (diện tích đã được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận). Việc đầu tư mở rộng dự án giai đoạn tiếp theo (diện tích 800 ha) được xem xét sau khi đánh giá hiệu quả đầu tư của giai đoạn một.

2. Dự án 4 tỷ USD ở Quảng Nam

Ngay sau khi khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng có vốn đầu tư 4,15 tỷ USD bị hồi giấy phép đầu tư, tỉnh Quảng Nam lập tức có một dự án khổng lồ khác thay thế. Khu nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp Nam Hội An do Công ty liên doanh đầu tư Genting VinaCapital làm chủ đầu tư được đánh giá ngang ngửa với Bãi biển rồng khi vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD.
Dự kiến, chủ đầu tư sẽ xây các hạng mục khách sạn, khu resort, biệt thự và khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Riêng hoạt động vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài được bố trí trong khu khách sạn 5 sao.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp Nam Hội An đã được Thủ tướng đồng ý về chủ trương đầu tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 và giao Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án theo quy định.

3. Khu giải trí lớn nhất Việt Nam - Happyland

Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland với số vốn đầu tư gần 2 tỷ USD do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư. Happyland dự kiến sẽ khởi công vào tháng 1/2011 và hoạt động vào năm 2014.
Dự án xây dựng trên diện tích gần 700 ha. Tọa lạc tại tỉnh Long An, Happyland đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tôn tạo, duy trì cảnh quan của sông Vàm Cỏ Đông.
Đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý vận hành của dự án là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tiêu biểu như Steelman Partners thiết kế ý tưởng, Tập đoàn PriceWaterhouse Coopers lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho toàn dự án, Công ty Hill International cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý, đơn vị Internatinal Creative Services Co đảm nhiệm vận hành...
Dự án gồm khu công viên, trung tâm thương mại, khách sạn 3-5 sao, công viên nước, vũ trường, chợ nổi, trung tâm văn hóa Việt Nam, khu đô thị liền kề.
Phối cảnh công trình dự án.

4. Hai tỷ USD xây thành phố casino ở Lạng Sơn

Dự án Sân golf khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn ở đại lộ 1A thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn) có tổng diện tích 186 ha gồm tổ hợp quần thể khách sạn, chung cư, văn phòng cho thuê, khu nghỉ dưỡng... vừa được ra mắt vào khoảng giữa tháng 11.
Quần thể Dự án sân golf khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn bao gồm trung tâm thương mại quốc tế rộng 50.000 m2, 6 tòa khách sạn và chung cư cao cấp, 10 tòa cao ốc văn phòng cho thuê. Đặc biệt dự án còn có 300 tòa biệt thự nghỉ dưỡng dưỡng, câu lạc bộ vui chơi giải trí, sân golf 18 lỗ và 12 tòa trung tâm casino. Trong giấy chứng nhận đầu tư, dự án đã có giấy phép xây dựng casino.
Sân golf khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn dự kiến sẽ trở thành thành phố casino đầu tiên tại Việt Nam trên mặt tiền đại lộ 1A, thị trấn Cao Lộc, thuộc đặc khu kinh tế Lạng Sơn. Dự án có diện tích quy hoạch toàn khu là 186 ha và tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.
Hiện dự án Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn đã bán được 20 trong tổng số 240 căn biệt thự (đã xây thô và có sổ đỏ). Giá trung bình từ 4 tỷ đến 6 tỷ đồng mỗi căn.
Ảnh: HDLS
Phối cảnh dự án. Ảnh: HDLS

5. Khoảng 1,4 tỷ USD xây đô thị sinh thái ở Phú Thọ

Tháng 6/2010, Công ty Việt Hân đã công bố dự án Khu đô thị Sinh thái Du lịch Nghỉ dưỡng Thể thao Tam Nông với tổng vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Khu đất xây dựng dự án nằm ở trung tâm huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), cách Hà Nội khoảng 60 km. Dự án có tổng diện tích 2.050 ha đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 28/1.
Theo quy hoạch, dự án khu đô thị sinh thái này có một sân gofl 36 lỗ chiếm 351 ha với tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho các giải thi đấu của châu Á và thế giới. Khu biệt thự cao cấp chiếm 622 ha có phòng tắm hơi, nơi vui chơi giải trí, phòng massage.
Khu nghỉ dưỡng chiếm 242 ha, còn lại các trung tâm đô thị chiếm 115 ha, khu công viên vui chơi 86 ha, khu phức hợp thể thao rộng 105 ha. Khu casino chiếm 101,37 ha và trường đua ngựa rộng 137 ha sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời nhằm hiện đại hóa quốc gia. Dự án sẽ được hoàn thành trong khoảng 10 năm.

6. Hơn 1 tỷ USD xây tòa nhà 102 tầng tại Hà Nội

Tháng 5/2010, Tập đoàn Đại Dương và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVC đã ký hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam PVN Tower.
Với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, PVN Tower được thiết kế cao 102 tầng, có khả năng vượt qua chiều cao của Keangnam - tòa nhà được coi là cao nhất Việt Nam hiện nay với 70 tầng.
PVN Tower dự định sẽ lựa chọn một trong ba kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, gồm: Kiến trúc sư César Pelli, người Argentina, đã thiết kế tòa tháp đôi Petronas (Malaysia) cao 452m; Kiến trúc sư Adrian Smith, người Mỹ, đã thiết kế tòa tháp Dubai cao nhất thế giới - cao 828m (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất); Kiến trúc sư Karl Fender, người Australia, đã thiết kế tòa tháp Eureka (cao nhất Australia).
Tập đoàn Dầu khí đang cạnh tranh với VietinBank ngôi vị cao nhất Việt Nam khi công bố chiều cao lên đến khoảng 400 m. Tuy nhiên, ngôi vị này vẫn chưa được đổi chủ vì PVN Tower vẫn chưa được khởi công.

7. Dự án Lotus với số vốn 1 tỷ USD

Nằm trên khu đất rộng 4 ha phía Tây Hà Nội, công trình phức hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, vườn treo và khách sạn 6 sao với hàng nghìn phòng ốc hiện đại. Dự án được thiết kế bởi Foster + Partners, một hãng nổi tiếng trên thế giới.
Chủ đầu tư - Tập đoàn Kinh Bắc đã đưa ra 24 phương án nâng tầng cho dự án Lotus với chiều cao từ 120m đến 600m. Một số mẫu như hình hoa sen, bông lúa, chùa Một Cột và sông Hồng đang được nhà đầu tư và công ty tư vấn thiết kế nghiên cứu chọn làm biểu tượng cho tòa nhà.
Trước đó, dự án Lotus do Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) làm chủ đầu tư, có số vốn 500 triệu USD cao 15 tầng. Sau khi gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư đã xin rút khỏi dự án và chuyển giao cho Tập đoàn Kinh Bắc.
Đến nay, Hà Nội vẫn chưa có quyết định chính thức về đề xuất xin nâng tầng của chủ đầu tư, cũng chưa tiết lộ tên gọi chính thức, song cho biết tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 1 tỷ USD.
Ảnh: Hoàng Lan
Khu đất dự kiến triển khai dự án. Ảnh: Hoàng Lan.

8. Trung tâm tài chính Việt Nam - VFC

Dự án trung tâm tài chính Việt Nam - VFC tọa lạc tại góc đường Lê Hồng Phong - Ba Tháng Hai thuộc quận 10, TP HCM có tổng vốn đầu tư 930 triệu USD, khi hoàn thành toàn bộ giá trị của dự án dự kiến có thể lên đến khoảng 1,7 tỷ USD.
Dù được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 2/2008 nhưng do phải điều chỉnh đồ án quy hoạch đến 14 lần nên bị chậm tiến độ. Theo chủ đầu tư, công ty Berjaya Land Berhad (thuộc tập đoàn Berjaya - Malaysia), hiện dự án này đang trình lại đồ án quy hoạch chi tiết 1/500.
VFC được phát triển để tạo nên một trung tâm thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế nằm ngay giữa trung tâm quận 10 của TP HCM với diện tích 6,8 ha. Dự án bao gồm ba cao ốc văn phòng làm việc 48 tầng hạng A, một tòa nhà 48 tầng làm khách sạn quốc tế 5 sao được trang bị đầy đủ tiện ích như câu lạc bộ khiêu vũ và hội nghị, một tòa nhà 48 tầng khác làm các khu dịch vụ hạng sang và khu mua sắm cao cấp.
Phối cảnh dự án.
Phối cảnh dự án.

9. Tòa tháp Vietinbank soán ngôi Keangnam trong cuộc chạy đua cao nhất VN

Mặc dù có số tầng thấp hơn nhưng VietinBank Tower vẫn được xếp vào công trình cao nhất Việt Nam (362 m) vượt qua Keangnam (cao 345 m). VietinBank Tower có vốn đầu tư 400 triệu USD, với tổng diện tích sử dụng 300.000 m2.
Tổ hợp bao gồm 2 tòa tháp, được liên kết với nhau bằng khối đế 7 tầng dành cho các mục đích sử dụng chung như phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm thương mại cao cấp, quán cafe và nhà hàng ăn uống. Trên nóc khối nhà 7 tầng là vườn cây cảnh trang trí.
Tháp thứ nhất, cao 68 tầng, được thiết kế để tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ, sẽ là trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tháp thứ hai, với 48 tầng, sẽ là nơi đặt khách sạn 5 sao, khu chăm sóc sức khỏe, dịch vụ spa và căn hộ cao cấp cho thuê. Điểm nhấn của tòa tháp thứ hai là “quán bar kim cương” - điểm đến cho những bữa tối mang phong cách hoàn toàn mới trên nóc của tòa nhà.
Dự án được động thổ vào ngày 20/10 với sự tham gia của nhà thầu danh tiếng Foster & Partners. Công ty Turner đóng vai trò tư vấn giám sát. Dự kiến công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013 đầu năm 2014.
Ảnh: VTB
Phối cảnh công trình. Ảnh: Vietinbank

10. Khánh thành tòa tháp cao nhất TP HCM- Bitexco Financial

Tòa nhà Bitexco Financial Tower 68 tầng, hình búp sen, cao nhất TP HCM (262m) được khánh thành vào cuối tháng 10/2010 sau 5 năm xây dựng, vốn đầu tư 270 triệu USD. Cao ốc được chủ đầu tư là Tập đoàn Bitexco công bố có các dịch vụ, tiện nghi hạng A+ đầu tiên tại Việt Nam.
Lấy cảm hứng từ hình dáng búp sen, Bitexco Financial Tower cung cấp cho TP HCM 8.000 m2 khu thương mại và 37.000 m2 văn phòng tiêu chuẩn hạng A+ quốc tế. Ngoài ra, tòa nhà còn có một sân đậu máy bay trực thăng ở tầng 50 và hệ thống thang máy hiện đại có tốc độ 7m mỗi giây, nhanh thứ 3 trên thế giới.
Ảnh tòa tháp Bitexco Financial.
Quá trình thi công mặt sàn tòa nhà hình elip khá phức tạp. Đặc biệt, tường bao quanh tòa nhà gồm 6.000 tấm kính cường lực dày 28mm với 2 lớp kính dày 8mm mỗi bên; 12mm lớp khí cách âm, cách nhiệt ở giữa. Mỗi tấm kính đều có một độ cong khác nhau.

Công thức tính lãi kép

Cách tính Lãi đơn và Lãi kép?

Lãi chính là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra (đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay.
Cách tính Lãi đơn và Lãi kép?
1. Lãi đơn (simple interest)
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Công thức tính lãi đơn như sau:
SI = P0( i )(n)
Trong đó SI là lãi đơn, P0 là số tiền gốc, i là lãi suất kỳ hạn và n là số kỳ hạn tính lãi.

2. Lãi kép (compound interest)

Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính tr ên lãi, hay còn gọi là ghép lãi (compounding). Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó có thể ứng dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề trong tài chính.

3. Lãi kép liên tục (continuous cpompound interest)
Lãi kép liên tục là lãi kép khi số lần ghép lại trong một thời kỳ (năm) tiến đến vô cùng. Nếu trong một năm ghép lãi một lần thì chúng ta có lãi hàng năm (annually), nếu ghép lãi 2 lần thì chúng ta có lãi bán niên (semiannually), 4 lần có lãi theo quý (quarterly), 12 lần có lãi theo tháng (monthly), 365 lần có lãi theo ngày (daily), … Khi số lần ghép lãi lớn đến vô cùng thì việc ghép lãi diễn ra liên tục. Khi ấy chúng ta có lãi liên tục (continuously).

4. Giá trị tương lai của một số tiền hiện tại
Giá trị tương lai của một số t iền hiện tại nào đó chính là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong khoản thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai. Để xác định giá trị tương lai, chúng ta đặt:

P0 = giá trị của một số tiền ở thời điểm hiện tại
i = lãi suất của kỳ hạn tính lãi
n = là số kỳ hạn lãi
FVn = giá trị tương lai của số tiền P0 ở thời điểm n kỳ hạn lãi
FV1 = P0 + P0i= P0(1+i)
FV2= FV1 + FV1i = FV1(1+i) = P0(1+i)(1+i) = P0(1+i)2
………..
FVn = P0(1+i)n = P0(FVIFi,n) (3.1)
Trong đó FVIFi,n là thừa số giá trị tương lai ở mức lãi suất i% với n kỳ hạn tính lãi. Thừa số FVIFi,n được xác định bằng cách tra bảng(cuối sách TCDN có)

5. Giá trị hiện tại của một số tiền tương lai

Chúng ta không chỉ quan tâm đến giá trị tương lai của một số tiền mà ngược lại đôi khi chúng ta còn muốn biết để có số tiền trong tương lai đó thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Đấy chính là giá trị hiện tại của một số tiền tương lai. Công thức tính giá trị hiện tại hay gọi tắt là hiện giá được suy ra từ (3.1) như sau:
PV0 = P0 = FVn/(1+i)n = FVn(1+i)-n = FVn(PVIFi,n) (3.2)
Trong đó PVIFi,n là thừa số giá trị hiện tại ở mức lãi suất i% với n kỳ hạn tính lãi. Thừa số PVIFi,n được xác định bằng cách tra bảng 2 trong phần phụ lục kèm theo.

6 .Xác định yếu tố lãi suất
Đôi khi chúng ta đứng trước tình huống đã biết giá trị tương lai, hiện giá và số kỳ hạn lãi nhưng chưa biết lãi suất. Khi ấy chúng ta cần biết lãi kép (i) ngầm hiểu trong tình huống như vậy là bao nhiêu. Ví dụ bây giờ chúng ta bỏ ra 1000$ để mua một công cụ nợ có thời hạn 8 năm. Sau 8 năm chúng ta sẽ nhận được 3000$. Như vậy lãi suất của công cụ nợ này là bao nhiêu? Sử dụng công thức (3.1),chúng ta có:
FV3 = 1000(1+i)8 = 1000(FVIFi,8) = 3000
=> (FVIFi,8) = 3000/1000 = 3
Sử dụng bảng để suy ra lãi suất i nằm giữa 14 v à 15% (= 14,72%). cách khác để xác định chính xác ơn lãi suất i như sau:
(1+i)8 = 3000/1000 = 3
(1+i) = 31/8 = 1,1472 => i =14,72%

7. Xác định yếu tố kỳ hạn
Đôi khi chúng ta đứng trước tình huống đ ã biết giá trị tương lai, hiện giá v à l ãi suất nhưng chưa biết số kỳ hạn lãi. Khi ấy chúng ta cần biết số kỳ hạn tính lãi, để từ đó suy ra thời gian cần thiết để một số tiền P0 trở thành FV. Ví dụ bây giờ chúng ta bỏ ra 1000$ để mua một công cụ nợ được trả lãi kép hàng năm là 10%. Sau một khoảng thời gian bao lâu chúng ta sẽ nhận được cả gốc và lãi là 5000$. Sử dụng công thức (3.1), chúng ta có:
FV5 = 1000(1+0,1)n = 1000(FVIF10,n) = 5000
=> (FVIF10,n) = 5000/1000 = 5
Sử dụng bảng để suy ra n khoảng 17 năm. Tuy nhiên kết quả này không hoàn toàn chính xác do có sai số khi tra bảng. Để có kết quả chính xác chúng ta có thể thực hiện như sau:
(1+0,1)n = 5000/1000 = 5
1,1n = 5
n.ln(1,1) = ln(5) => n = ln(5)/ln(1,1) = 1,6094/0,0953 = 16,89 năm

8. Thời giá của tiền tệ
Khái niệm thời giá tiền tệ rất quan trọng trong phân tích tài chính vì hầu hết các quyết định tài chính từ quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho đến các quyết định về quản lý tài sản đều có liên quan đến thời giá tiền tệ. Cụ thể là thời giá tiền tệ được sử dụng như yếu tố cốt lõi trong rất nhiều mô hình phân tích và định giá tài sản, kể cả đầu tư tài hữu hình lẫn đầu tư tài sản tài chính.